Sẹo rỗ (hay còn gọi là sẹo lõm) là các vết sẹo xuất hiện khi da bị tổn thương sâu, không có khả năng tự tái tạo hoàn toàn và bị lõm xuống so với bề mặt da xung quanh. Sẹo rỗ thường xuất hiện sau khi da bị mụn trứng cá, thủy đậu, hoặc các chấn thương da khác như vết cắt, vết thương.. Trong quá trình phục hồi các vùng da bị mất hoặc tổn thương mô tại chỗ khiến các mô sợi collagen tập trung nhiều ở vùng hạ bì của da và elastin bị đứt gãy gây thiếu hụt mô và dinh dưỡng khiến vùng da trên bề mặt phải có cơ chế bảo vệ bằng cách trũng xuống để bảo vệ phần bị thương, lâu ngày tạo thành sẹo có đáy xơ cứng và bề mặt lõm.
Nguyên nhân gây sẹo rỗ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo rỗ nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Do mụn bọc, mụn trứng cá: Loại sẹo này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Tùy theo từng trường hợp mà mật độ sẽ khác nhau, tuy nhiên thường thấy ở nơi có trứng cá bọc xuất hiện như trán, hai bên má và mũi. Sẹo lõm do mụn trứng cá để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.
Nặn mụn không đúng cách : Sẽ làm đứt gãy liên kết các tế bào sợi gây khó khăn trong việc tổng hợp elastin và collagen. Điều này, sẽ khiến hình thành sẹo rỗ.
Do thủy đậu : Loại sẹo này có bề mặt rộng hơn từ 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng cá để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành
Các loại sẹo rỗ thường gặp
Có thể chia sẹo lõm thành nhiều loại, dựa vào hình dáng và kích thước các chuyên gia da liễu đã chia sẹo lõm thành 3 loại chủ yếu sau: Sẹo lõm đáy vuông, sẹo lõm hình lượn sóng, sẹo lõm đáy nhọn. Hoặc có thể dựa vào nguyên nhân mà phân biệt sẹo lõm tai nạn, sẹo lõm do mụn, sẹo thủy đậu…
Việc phân loại các dạng sẹo lõm là cơ sở các bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp dựa theo tình trạng sẹo lõm. Từ đó, giúp việc điều trị trở lên dễ dàng hơn và đầy sẹo tối ưu hơn.
Sẹo rỗ có tự đầy không?
Câu trả lời là Không, Sẹo lõm là dạng tổn thương vĩnh viễn cấu trúc sợi collagen và elastin bị đứt gãy không thể bổ sung dưỡng chất cho vùng da bị sẹo. Vì vậy sẹo lõm không thể tự đầy nếu như không được can thiệp bằng các biện pháp thẩm mỹ chuyên khoa, việc kéo dài thời gian không điều trị có thể khiến sẹo lõm càng trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn và tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, khi bị sẹo lõm bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời không nên hy vọng sẹo lõm có thể tự đầy theo thời gian đó là quan điểm sai lầm.
Sẹo lõm có trị dứt điểm được không?
Không ! Mặc dù nền y học hiện đại ngày càng phát triển tuy nhiên việc điều trị sẹo lõm chỉ có thể phục hồi tối đa 80-90%, bởi nhiều lý do trong đó tình trạng sẹo, mức độ sẹo, tuổi sẹo, bác sĩ điều trị và nền da của mỗi người. Chính vì vậy, để việc điều trị sẹo lõm đạt được hiệu quả tối ưu bạn nên điều trị sớm và tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ thì mức độ hiệu quả sẽ càng cao.
Điều trị sẹo lõm tại nhà có hiệu quả không?
Điều trị sẹo lõm tại nhà sẽ có hiệu quả nếu bạn điều trị đúng cách và đúng thời điểm. Thông thường, biện pháp điều trị tại nhà an toàn nhất là bôi thoa kem, thuốc trị sẹo rỗ, tuy nhiên nó chỉ hiệu quả đối với sẹo mới hình thành dưới 3 tháng và ở giai đoạn phòng ngừa sẹo. Bạn tuyệt đối không nên tự tiện điều trị tại nhà bằng xâm lấn hay chấm, thoa acid, sản phẩm trị sẹo không rõ nguồn gốc lên da, nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng rất cao.
Các phương pháp trị sẹo rỗ
Với trình độ phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm cho hiệu quả cao, an toàn. Mặc dù vậy, việc chỉ thực hiện riêng lẻ một phương pháp sẽ cho hiệu quả kém hơn, chậm hơn so với việc kết hợp nhiều phương pháp. Một số phương pháp trị sẹo lõm cụ thể sau:
Thuốc thoa tại chỗ
Với sẹo rỗ mới hình thành trong thời gian ngắn, từ 3 tháng trở xuống, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách bôi, thoa các loại kem, thuốc đặc trị sẹo lõm. Các loại thuốc này thường có thành phần là các chất kích thích tăng sinh sẹo, các hoạt chất bổ sung cho sẹo đầy lên, kháng viêm, kháng khuẩn,…Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Bóc tách chân sẹo
Bóc tách đáy sẹo là phương pháp duy nhất và hàng đầu hiện nay có thể giải quyết được sẹo lõm từ gốc rễ, giải quyết sẹo lõm lâu năm, chân sẹo đã thoái hóa. Với phương pháp này bác sĩ sẽ dùng mũi kim y khoa 3 cạnh đưa vào bên dưới đáy sẹo, nhẹ nhàng cắt đứt phần chân sẹo, giải phóng mô xơ bên dưới, đồng thời là bề mặt lõm của sẹo cũng được giải phóng theo, là tiền đề để khi sẹo tăng sinh sẽ đầy lên mà không còn bị chùn kéo phía dưới nữa.
Lăn kim
Hoạt động dựa trên cơ chế làm tổn thương là loại bỏ phần da khiếm khuyết, lăn kim sẽ làm phẳng sẹo lõm, tạo tổn thương giả kích thích tăng sinh cho sẹo lõm, đặc biệt với sẹo lõm có đáy nông, miệng rộng thì lăn kim sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Sau khi loại bỏ lớp da cũ gồ ghề, làn da mới sẽ láng mịn, căng đầy hơn, cải thiện sẹo lõm đáng kể.
RF fractional
Đây là phương pháp kết hợp giữa lăn kim và sóng điện từ RF, ngoài cho tác dụng tương tự như lăn kim thì sóng RF còn giúp kích thích tăng sinh tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ phục hồi lành thương, mức độ xâm lấn của lăn kim RF siêu vi điểm cũng vừa phải và không gây chảy máu như lăn kim thông thường.
Laser Fractional CO2
Tác động tia laser CO2 vào lớp hạ bì của điểm sẹo giúp kích thích sẹo tăng sinh nhanh, mài viền sẹo, cải thiện độ lõm, độ gồ ghề trên da. Ngoài ra nó còn cải thiện tình trạng lỗ chân lông to, da không đều màu, mụn đầu đen…
Mesotherapy
Tiêm meso là phương pháp nhằm cung cấp dưỡng chất cho sẹo mau đầy lên và đầy lên bền vững hơn. Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiêm vi điểm các dưỡng chất vào sâu dưới da, bổ sung trực tiếp các chất dinh dưỡng vào vùng chân đáy sẹo đã bị tổn thương. Tăng khả năng phục hồi các sợi liên kết collagen và elastin bị đứt gãy hỗ trợ phục hồi làm đầy sẹo hiệu quả gấp rất nhiều lần so với bôi thoa thông thường.
Peel da hóa học
Đây là biện pháp khá phổ biến, hoạt động theo cơ chế bôi hóa chất lên bề mặt da để phá hủy lớp mô da bị tổn thương. Sau đó, da sẽ bị dung dịch hóa học làm cho bong tróc, kích thích lớp mô tươi mới bên dưới phát triển nhằm tái tạo biểu bì da.
TCA
Đối với sẹo lõm trên mặt có đáy sâu và diện tích nhỏ thì chấm TCA là phương pháp lý tưởng nhất. Dùng dụng cụ chuyên dụng và chấm 1 lượng vừa đủ Acid Trichloroacetic vào đáy sẹo, phá hủy chân sẹo, kích thích tăng sinh nâng chân sẹo nông lên. Sở dĩ sẹo lõm có đáy sâu, hình nón ngược và miệng sẹo nhỏ rất khó đáp ứng với phương pháp bóc tách sẹo nên việc sử dụng acid có thể thấm sâu vào đáy sẹo sẽ giải quyết được vấn đề trên.
Qua bài viết trên mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích và cần thiết trong việc nhận biết, điều trị sẹo lõm cũng như các ảnh hưởng của sẹo lõm trong đời sống và giao tiếp. Việc điều trị sẹo lõm cần được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu có nhiều năm kinh nghiệm nhằm đưa các các phác đồ điều trị tối ưu và phù hợp với tình trạng sẹo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn vui lòng để lại lời nhắn cho Mediskin để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!.
Zalo/Hotline: 082 335 8910 – Đặt lịch và nhận tư vấn.
Điều trị sẹo rỗ tại phòng khám da liễu Mediskin Tân An
Sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ (hay còn gọi là sẹo lõm) là các vết sẹo xuất hiện khi da bị tổn thương sâu, không có khả năng tự tái tạo hoàn toàn và bị lõm xuống so với bề mặt da xung quanh. Sẹo rỗ thường xuất hiện sau khi da bị mụn trứng cá, thủy đậu, hoặc các chấn thương da khác như vết cắt, vết thương.. Trong quá trình phục hồi các vùng da bị mất hoặc tổn thương mô tại chỗ khiến các mô sợi collagen tập trung nhiều ở vùng hạ bì của da và elastin bị đứt gãy gây thiếu hụt mô và dinh dưỡng khiến vùng da trên bề mặt phải có cơ chế bảo vệ bằng cách trũng xuống để bảo vệ phần bị thương, lâu ngày tạo thành sẹo có đáy xơ cứng và bề mặt lõm.
Nguyên nhân gây sẹo rỗ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo rỗ nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Do mụn bọc, mụn trứng cá: Loại sẹo này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Tùy theo từng trường hợp mà mật độ sẽ khác nhau, tuy nhiên thường thấy ở nơi có trứng cá bọc xuất hiện như trán, hai bên má và mũi. Sẹo lõm do mụn trứng cá để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.
Nặn mụn không đúng cách : Sẽ làm đứt gãy liên kết các tế bào sợi gây khó khăn trong việc tổng hợp elastin và collagen. Điều này, sẽ khiến hình thành sẹo rỗ.
Do thủy đậu : Loại sẹo này có bề mặt rộng hơn từ 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng cá để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành
Các loại sẹo rỗ thường gặp
Có thể chia sẹo lõm thành nhiều loại, dựa vào hình dáng và kích thước các chuyên gia da liễu đã chia sẹo lõm thành 3 loại chủ yếu sau: Sẹo lõm đáy vuông, sẹo lõm hình lượn sóng, sẹo lõm đáy nhọn. Hoặc có thể dựa vào nguyên nhân mà phân biệt sẹo lõm tai nạn, sẹo lõm do mụn, sẹo thủy đậu…
Việc phân loại các dạng sẹo lõm là cơ sở các bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp dựa theo tình trạng sẹo lõm. Từ đó, giúp việc điều trị trở lên dễ dàng hơn và đầy sẹo tối ưu hơn.
Sẹo rỗ có tự đầy không?
Câu trả lời là Không, Sẹo lõm là dạng tổn thương vĩnh viễn cấu trúc sợi collagen và elastin bị đứt gãy không thể bổ sung dưỡng chất cho vùng da bị sẹo. Vì vậy sẹo lõm không thể tự đầy nếu như không được can thiệp bằng các biện pháp thẩm mỹ chuyên khoa, việc kéo dài thời gian không điều trị có thể khiến sẹo lõm càng trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn và tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, khi bị sẹo lõm bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời không nên hy vọng sẹo lõm có thể tự đầy theo thời gian đó là quan điểm sai lầm.
Sẹo lõm có trị dứt điểm được không?
Không ! Mặc dù nền y học hiện đại ngày càng phát triển tuy nhiên việc điều trị sẹo lõm chỉ có thể phục hồi tối đa 80-90%, bởi nhiều lý do trong đó tình trạng sẹo, mức độ sẹo, tuổi sẹo, bác sĩ điều trị và nền da của mỗi người. Chính vì vậy, để việc điều trị sẹo lõm đạt được hiệu quả tối ưu bạn nên điều trị sớm và tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ thì mức độ hiệu quả sẽ càng cao.
Điều trị sẹo lõm tại nhà có hiệu quả không?
Điều trị sẹo lõm tại nhà sẽ có hiệu quả nếu bạn điều trị đúng cách và đúng thời điểm. Thông thường, biện pháp điều trị tại nhà an toàn nhất là bôi thoa kem, thuốc trị sẹo rỗ, tuy nhiên nó chỉ hiệu quả đối với sẹo mới hình thành dưới 3 tháng và ở giai đoạn phòng ngừa sẹo. Bạn tuyệt đối không nên tự tiện điều trị tại nhà bằng xâm lấn hay chấm, thoa acid, sản phẩm trị sẹo không rõ nguồn gốc lên da, nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng rất cao.
Các phương pháp trị sẹo rỗ
Với trình độ phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm cho hiệu quả cao, an toàn. Mặc dù vậy, việc chỉ thực hiện riêng lẻ một phương pháp sẽ cho hiệu quả kém hơn, chậm hơn so với việc kết hợp nhiều phương pháp. Một số phương pháp trị sẹo lõm cụ thể sau:
Thuốc thoa tại chỗ
Với sẹo rỗ mới hình thành trong thời gian ngắn, từ 3 tháng trở xuống, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách bôi, thoa các loại kem, thuốc đặc trị sẹo lõm. Các loại thuốc này thường có thành phần là các chất kích thích tăng sinh sẹo, các hoạt chất bổ sung cho sẹo đầy lên, kháng viêm, kháng khuẩn,…Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Bóc tách chân sẹo
Bóc tách đáy sẹo là phương pháp duy nhất và hàng đầu hiện nay có thể giải quyết được sẹo lõm từ gốc rễ, giải quyết sẹo lõm lâu năm, chân sẹo đã thoái hóa. Với phương pháp này bác sĩ sẽ dùng mũi kim y khoa 3 cạnh đưa vào bên dưới đáy sẹo, nhẹ nhàng cắt đứt phần chân sẹo, giải phóng mô xơ bên dưới, đồng thời là bề mặt lõm của sẹo cũng được giải phóng theo, là tiền đề để khi sẹo tăng sinh sẽ đầy lên mà không còn bị chùn kéo phía dưới nữa.
Lăn kim
Hoạt động dựa trên cơ chế làm tổn thương là loại bỏ phần da khiếm khuyết, lăn kim sẽ làm phẳng sẹo lõm, tạo tổn thương giả kích thích tăng sinh cho sẹo lõm, đặc biệt với sẹo lõm có đáy nông, miệng rộng thì lăn kim sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Sau khi loại bỏ lớp da cũ gồ ghề, làn da mới sẽ láng mịn, căng đầy hơn, cải thiện sẹo lõm đáng kể.
RF fractional
Đây là phương pháp kết hợp giữa lăn kim và sóng điện từ RF, ngoài cho tác dụng tương tự như lăn kim thì sóng RF còn giúp kích thích tăng sinh tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ phục hồi lành thương, mức độ xâm lấn của lăn kim RF siêu vi điểm cũng vừa phải và không gây chảy máu như lăn kim thông thường.
Laser Fractional CO2
Tác động tia laser CO2 vào lớp hạ bì của điểm sẹo giúp kích thích sẹo tăng sinh nhanh, mài viền sẹo, cải thiện độ lõm, độ gồ ghề trên da. Ngoài ra nó còn cải thiện tình trạng lỗ chân lông to, da không đều màu, mụn đầu đen…
Mesotherapy
Tiêm meso là phương pháp nhằm cung cấp dưỡng chất cho sẹo mau đầy lên và đầy lên bền vững hơn. Với phương pháp này bác sĩ sẽ tiêm vi điểm các dưỡng chất vào sâu dưới da, bổ sung trực tiếp các chất dinh dưỡng vào vùng chân đáy sẹo đã bị tổn thương. Tăng khả năng phục hồi các sợi liên kết collagen và elastin bị đứt gãy hỗ trợ phục hồi làm đầy sẹo hiệu quả gấp rất nhiều lần so với bôi thoa thông thường.
Peel da hóa học
Đây là biện pháp khá phổ biến, hoạt động theo cơ chế bôi hóa chất lên bề mặt da để phá hủy lớp mô da bị tổn thương. Sau đó, da sẽ bị dung dịch hóa học làm cho bong tróc, kích thích lớp mô tươi mới bên dưới phát triển nhằm tái tạo biểu bì da.
TCA
Đối với sẹo lõm trên mặt có đáy sâu và diện tích nhỏ thì chấm TCA là phương pháp lý tưởng nhất. Dùng dụng cụ chuyên dụng và chấm 1 lượng vừa đủ Acid Trichloroacetic vào đáy sẹo, phá hủy chân sẹo, kích thích tăng sinh nâng chân sẹo nông lên. Sở dĩ sẹo lõm có đáy sâu, hình nón ngược và miệng sẹo nhỏ rất khó đáp ứng với phương pháp bóc tách sẹo nên việc sử dụng acid có thể thấm sâu vào đáy sẹo sẽ giải quyết được vấn đề trên.
Qua bài viết trên mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích và cần thiết trong việc nhận biết, điều trị sẹo lõm cũng như các ảnh hưởng của sẹo lõm trong đời sống và giao tiếp. Việc điều trị sẹo lõm cần được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu có nhiều năm kinh nghiệm nhằm đưa các các phác đồ điều trị tối ưu và phù hợp với tình trạng sẹo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn vui lòng để lại lời nhắn cho Mediskin để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé!.
Zalo/Hotline: 082 335 8910 – Đặt lịch và nhận tư vấn.
Tham khảo dịch vụ: https://mediskin.vn/dich-vu
Địa chỉ: https://mediskin.vn/contact/
Facebook: https://www.facebook.com/proskintreat