MEDISKIN – Phòng khám da liễu BS CKI

Điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì tại Tân An

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi dậy thì là thời điểm mà hầu hết nam nữ đều có mụn trứng cá ở nhiều mức độ. Vậy nguyên nhân do đâu, hãy cùng phòng khám da liễu Mediskin Tân An tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân gây mụn ở tuổi dậy thì

Gia tăng hormone androgen

Trong giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể trải qua sự biến đổi và tăng hormone, đặc biệt là hormone androgen, dẫn đến sản xuất dầu nhờn nhiều hơn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi và gây viêm nhiễm. Song song đó, quá trình tăng sinh tế bào ở tuổi dậy thì diễn ra nhanh chóng, làm tích tụ nhiều da chết. Khi tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da, nó có thể kết hợp với dầu và bụi bẩn tạo thành tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.

Vệ sinh da mặt kém

Việc vệ sinh da mặt kém cũng có thể góp phần vào việc gây mụn, cụ thể:

  • Làm sạch da không kĩ : Vệ sinh da mặt không đúng cách hoặc không đủ sạch có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
  • Sử dụng sản phẩm không phù hợp: Sử dụng các sản phẩm chứa chất làm sạch quá mạnh, cồn, hoặc dầu có thể làm khô da hoặc tạo quá nhiều dầu trên da, gây mụn.
  • Hay chạm tay vào mặt: Tự chạm tay vào mặt có thể truyền vi khuẩn và dầu từ tay vào da mặt, gây kích ứng và mụn.
  • Thiếu độ ẩm và bảo vệ da: Da khô thiếu độ ẩm dễ bị tổn thương và kích ứng, gây mụn.

Một số nguyên nhân khác

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người có nền tảng di truyền về mụn, nguy cơ mắc mụn ở tuổi dậy thì cũng cao hơn.
  • Stress: Các tác động tâm lý như stress và áp lực có thể làm tăng sản xuất hormone và gây mụn.
  • Chế độ sinh hoạt: thức khuya, xáo trộn lịch sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây mụn
  • Chế độ ăn: Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến tình trạng mụn ở tuổi dậy thì. Thức ăn có nhiều đường và chất béo có thể gây kích thích tuyến dầu và gây mụn. Các chế phẩm từ sữa cũng có thể sinh mụn ở một vài đối tượng.

Dấu hiệu nhận biết mụn tuổi dậy thì

Để nhận biết mụn tuổi dậy thì bạn có thể quan sát qua các dấu hiệu sau:

  • Mụn trên khuôn mặt: Mụn thường xuất hiện trên vùng trán, má, cằm và xung quanh mũi. Đây là các khu vực có tuyến dầu hoạt động mạnh và nhiều lỗ chân lông.
  • Mụn trên vai và lưng: Vùng vai và lưng cũng thường bị mụn dậy thì tác động. Vì da ở đây có nhiều tuyến dầu và lỗ chân lông lớn, dễ dẫn đến việc tắc nghẽn và viêm nhiễm.
  • Tình trạng da nhờn: Da tuổi dậy thì thường có xu hướng nhờn do tăng sản xuất dầu. Da có thể có vẻ bóng dầu và cảm giác dính sau một thời gian ngắn sau khi rửa mặt.
  • Các vấn đề da liên quan: Mụn tuổi dậy thì có thể đi kèm với các vấn đề da như da mờ, da thô ráp, da sần, và da khô do việc tuyến dầu hoạt động không cân đối.

Một số loại mụn ở tuổi dậy thì thường gặp

Mụn không do viêm

  • Mụn đầu đen (Comedones): Đây là mụn xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc bởi bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn. Mụn đầu đen có màu đen do oxy hóa của dầu và bụi, thường xuất hiện trên khuôn mặt và mũi.
  • Mụn đầu trắng (Whiteheads): Mụn cám tương tự như mụn đầu đen, nhưng lỗ chân lông bị tắc hoàn toàn, không có phần đen. Mụn cám thường xuất hiện trên khuôn mặt và mũi

Mụn do viêm

Mụn viêm gây nhiều tổn thương nghiêm trọng hơn như kích thước mụn to, mụn dễ gây sưng nhức/ tấy đỏ/ nhiễm trùng mô, nguy cơ để lại sẹo mụn cao. 4 dạng trứng cá tuổi dậy thì loại viêm phổ biến có thể kể đến là:

  • Mụn sẩn: Là những nốt mụn sưng nhỏ, có màu đỏ hoặc hồng, hay nhạy cảm với tác động bên ngoài như nặn mụn. Nếu mụn sần xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mụn trứng cá không còn ở mức nhẹ mà đang ở mức trung bình đến nặng.
  • Mụn mủ: Mụn mủ có hình dạng bên ngoài khá giống với mụn đầu trắng, điểm khác biệt là mụn mủ có vòng tròn nhỏ màu đỏ quanh chân mụn – dấu hiệu của việc da bị viêm. Loại mụn trứng cá ở tuổi dậy thì này cũng không có nhân mụn cứng, thay vào đó là dịch mủ có màu vàng hoặc trắng. Không nên tự ý nặn mụn mủ để tránh làm mụn viêm nặng hơn hoặc để lại sẹo sâu.
  • Mụn bọc: Thường xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới; là tình trạng vi khuẩn viêm tấn công sâu vào cấu trúc da. Ngoài mặt thì mụn bọc cũng có thể xuất hiện nhiều ở vùng ngực và lưng. Mụn bọc nếu không xử lý đúng cách có thể gây đau nhức, sưng tấy đỏ nặng, dễ tái phát.
  • Mụn dạng nang: Hay còn gọi là u nang là loại mụn dưới da có kích thước lớn (có khi bằng hạt đậu) chứa đầy mủ hoặc dịch và gây đau nhiều. Mụn bọc xuất hiện khi tình trạng viêm đã ở mức nặng. Do là dạng mụn “ăn sâu” vào da nên khi lấy nhân mụn sẽ có nguy cơ cao để lại sẹo

Cách điều trị và ngăn ngừa mụn tuổi dậy thì

Trị mụn bằng thuốc bôi

Trị mụn bằng thuốc bôi là một trong những phương pháp thông thường được sử dụng để làm dịu và điều trị mụn. Dưới đây là một số loại thuốc bôi thông dụng có thể được sử dụng để trị mụn:

  • Benzoyl peroxide: Thuốc bôi này có tác dụng diệt khuẩn và làm sạch lỗ chân lông. Benzoyl peroxide có sẵn dưới dạng gel, kem hoặc sữa rửa mặt.
  • Acid salicylic: Loại thuốc bôi này giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết và ngăn chặn tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm viêm và mờ các vết thâm do mụn gây ra.
  • Acid Azelaic : Giúp làm sạch lỗ chân lông
  • Retinoids: làm sạch lỗ chân lông, ngăn chặn tắc nghẽn và giảm viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da, giúp giảm vết thâm do mụn gây ra.
  • Kháng sinh bôi: giúp giảm vi khuẩn gây viêm và kiểm soát mụn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong trị mụn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ da liễu. Điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì cần đúng cách với các phương pháp phù hợp để hạn chế thấp nhất tổn thương da.

Trị mụn bằng thuốc uống

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da của bạn và chỉ định loại thuốc phù hợp nhất dựa trên tình trạng mụn và loại da của bạn .Khi đang dùng thuốc điều trị theo toa thì điều quan trọng là cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bạn cần kiên trì vì có thể cần mất từ 6-8 tuần mới bắt đầu nhận thấy rõ hiệu quả, từ 6 tháng trở lên để da hết mụn hoàn toàn.

Dùng dược mỹ phẩm chăm sóc da mụn

Bên cạnh thuốc thoa, dược mỹ phẩm trị mụn (sữa rửa mặt cho da mụn, kem, lotion, serum ..) là lựa chọn hỗ trợ phổ biến trong điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bởi tính an toàn, dịu nhẹ và tiện lợi của nó. Người sử dụng nên lựa chọn sản phẩm kem phù hợp với loại da của mình.

Cách phòng ngừa mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Dưới đây là những lời khuyên có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá tuổi dậy thì hiệu quả nhất:

  • Hạn chế sờ tay lên mặt: Thói quen sờ tay lên mặt vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay lây lan sang da mặt, tăng nguy cơ bị mụn trứng cá tuổi dậy thì.
  • Không tự ý nặn mụn:  Nặn mụn sẽ có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng và trường hợp nặng sẽ gây nên sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ cho làn da.
  • Không rửa mặt quá nhiều: Rửa mặt quá nhiều có thể khiến cho da bị kích thích và khô hơn, kích thích tiết nhiều dầu nhờn trên da. Bạn nên rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần mỗi ngày là phù hợp.
  • Tập thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc giúp làn da phục hồi và hạn chế mụn.
  • Giữ thói quen uống 2 lít nước/ngày giúp làn da luôn cân bằng độ ẩm, hạn chế tiết dầu.
  • Chế độ sinh hoạt, tập thể dục, nghỉ ngơi điều độ
  • Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế ăn đường, đồ ngọt, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ…
  • Không sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ: Nếu trường hợp bị mụn nặng, bạn nên đến khám tại những bệnh viện chuyên về da để được tư vấn đầy đủ. Tránh việc lạm dụng các mỹ phẩm hóa chất khi không có đủ kiến thức.
  • Chú ý vệ sinh khẩu trang (nếu dùng khẩu trang vải), quai nón bảo hiểm, bao gối..

Mụn tuổi dậy thì có tự hết không?

Câu trả lời là có. 

Đa số thanh thiếu niên sẽ hết mụn khi trưởng thành và khi hết tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có một số người vẫn sẽ bị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành. Do đó, khi mụn trứng cá xuất hiện, người bệnh cần đến bác sĩ để được điều trị sớm để tránh các biến chứng, di chứng do mụn (sẹo rỗ, da sần sùi…).

Khi nào nên đến gặp bác sĩ ?

  • Tình trạng mụn nặng với số lượng mụn viêm, mụn mủ hay mụn bọc nhiều; thời gian bị mụn kéo dài, khó dứt điểm.
  • Không có hiệu quả cao khi áp dụng các phương pháp điều trị không kê đơn sau vài tháng
  • Mụn xuất hiện như tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc như thuốc trị trầm cảm, lo âu,…
  • Mụn để lại nhiều sẹo mụn
  • Tâm lý bị ảnh hưởng mạnh vì mụn khiến trẻ tự ti, lo lắng quá mức

Zalo/Hotline: 082 335 8910 – Đặt lịch và nhận tư vấn.

Tham khảo dịch vụ: https://mediskin.vn/dich-vu

Địa chỉ: https://mediskin.vn/contact/

Facebook: https://www.facebook.com/proskintreat

Để lại một bình luận

Your email address will not be published.

0
Giỏ hàng
  • No products in the cart.